5 vấn đề kinh nguyệt thường gặp mà bạn không nên bỏ qua

Dưới đây là một số vấn đề kinh nguyệt phổ biến thường gặp, có thể đi kèm với thiếu máu nặng gồm:

1. Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)

Việc thay đổi nồng độ nội tiết tố trước kỳ kinh có thể gây ra một loạt các vấn đề như giữ nước, đau đầu, mệt mỏi và khó chịu, tính khí thay đổi thất thường…

Giải pháp

Tập thể dục đều đặn, thay đổi chế độ ăn uống theo hướng lành mạnh hơn là những giải pháp hiệu quả giúp giảm nhẹ các triệu chứng này.

2. Đau bụng kinh

Vào kỳ kinh nguyệt, một số hormone sẽ tác động làm cho tử cung co bóp mạnh hơn mức cần thiết nhằm tống xuất lớp niêm mạc, máu và dịch nhầy ra ngoài. Điều này dẫn tới các cơn đau bụng kinh làm ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống, sinh hoạt của không ít người.

Giải pháp

Để giảm đau bụng kinh, bạn có thể dùng thuốc giảm đau, massage, chườm ấm hay dùng một số loại thảo mộc…

3. Vô kinh (không có kinh nguyệt)

Tình trạng này được coi là bất thường nếu bạn đang không ở trong các giai đoạn tiền dậy thì, mang thai, cho con bú hay đã mãn kinh. Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị vô kinh bao gồm: stress, tập luyện thể dục thể thao quá mức, sử dụng thuốc làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt hoặc mắc một số bệnh (đái tháo đường, bệnh tuyến giáp, u nang buồng trứng, hội chứng buồng trứng đa nang…).

Giải pháp

Bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra, xác định nguyên nhân. Khi đã xác định được nguyên nhân, các bác sĩ sẽ đưa ra được phương pháp điều trị thích hợp. Ngoài ra, để chu kỳ kinh nguyệt diễn ra đều đặn, bạn nên thay đổi chế độ ăn uống, kiểm soát căng thẳng, ngủ đủ giấc, tập luyện thể dục thể thao đều đặn.

4. Chu kỳ kinh nguyệt không đều

Đây là tình trạng kỳ hành kinh diễn ra không theo một chu kỳ nhất định (kinh sớm, kinh trễ hay vô kinh). Có nhiều nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt không đều như: sử dụng thuốc, mất cân bằng hormone, có vấn đề về sức khỏe, thai ngoài tử cung, không rụng trứng…

Giải pháp

Bạn nên đi khám sớm để tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp điều trị kịp thời.

5. Chảy máu kinh nguyệt nặng

Tình trạng chảy máu kinh nguyệt nặng hoặc kỳ kinh kéo dài trên 7 ngày (trước đây thường được gọi là rong kinh) kéo dài và không được điều trị có thể gây thiếu máu nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Các biểu hiện của tình trạng thiếu máu thường là mệt mỏi, xanh xao, ăn ngủ kém.

Các bác sĩ thường khai thác tiền sử bệnh kết hợp với thăm khám, xét nghiệm máu để đánh giá bạn có bị thiếu máu hay không, tình trạng thiếu máu nặng hay nhẹ.

Giải pháp

Căn cứ vào nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của tình trạng rong kinh, bác sĩ sẽ đề ra phương pháp điều trị cụ thể. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng thuốc hoặc tiến hành phẫu thuật. Các loại thuốc được chỉ định thường là thuốc ngừa thai, thuốc bổ sung hormone (như progesterone) và viên uống bổ sung sắt. Nếu việc dùng thuốc không đem lại hiệu quả, bác sĩ thường sẽ chỉ định bạn phẫu thuật (nong nạo tử cung, soi tử cung).

Với người lớn tuổi, người không có nhu cầu sinh con, bác sĩ có thể cho tiến hành cắt đốt nội mạc tử cung, nạo nội mạc tử cung hoặc cắt bỏ tử cung.

Lưu ý là nếu được chỉ định uống bổ sung sắt, bạn nên ưu tiên lựa chọn viên uống có các tiêu chí sau:

Viên sắt có thành phần là sắt hữu cơ (sắt fumarate) nhằm đảm bảo hàm lượng sắt cao, dễ hấp thu, đồng thời ít gây táo bón

Sản phẩm ở dạng viên nang mềm vừa dễ uống vừa có hương vani giúp che giấu được mùi vị vốn khó chịu của sắt

Viên uống chứa sắt kết hợp với axit folic cùng vitamin B12. Đây đều là các dưỡng chất thiết yếu cho quá trình sản xuất hồng cầu, duy trì sự khỏe mạnh của các tế bào máu, tăng cường quá trình trao đổi chất cho cơ thể…

Đặt câu hỏi với chuyên gia TẠI ĐÂY!

Bài viết liên quan:

Nguyên nhân gây đau bụng kinh dữ dội buồn nôn và giải pháp khắc phục

Đau bụng kinh dữ dội khắc phục bằng cách nào

Đau bụng kinh có nên uống thuốc giảm đau? Nhiều chị em mắc sai lầm

Cách giảm đau bụng kinh cho bạn gái chúng mình

Đau bụng kinh nên ăn gì?